Trong cuộc sống, Tâm và Đức làm nên vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp ấy tạo nên sự khác biệt căn bản giữa con người và các loài vật. Nói đến chữ Đức chính là nói về đạo đức con người, là luôn đồng nghĩa với những điều tốt đẹp.Vậy, chữ Đức mang những ý nghĩa gì, bạn đã biết chưa? Nếu chưa biết hãy cùng NỘI THẤT ĐOÀN THẮNG chia sẽ thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
CHỮ ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG:
Chữ Đức được kết hợp từ ba bộ chữ là: chữ Sách + chữ Trực + chữ Tâm. 德
Trong đó:
– Chữ Sách có nghĩa là bước đi, hành động;
– Chữ Trực nghĩa là ngay thẳng, chính trực;
– Chữ Tâm mang ý nghĩa về sự suy tư, về ý nghĩ, tư duy.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát: Chữ Đức nghĩa là sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình.
Nói thì như vậy, nhưng thực hành thì không dễ chút nào. Bởi không phải ai cũng chịu hiểu chính xác chính con người mình và sống với con người thật của mình một cách thẳng thắn, đầy đủ. Sống làm sao để có được nội tâm hài hòa, bao dung, tha thứ, quan hệ tốt với mọi người xung quanh…, đó cũng là những biểu hiện của chữ Đức.
Người xưa có câu: “Tiên tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước phải có đức, phải tu nhân tích đức, sau mới nghĩ đến chuyện tìm sự giàu sang phú quý (tầm long nghĩa là tìm long mạch tốt để tạo sự phát đạt, giàu sang). Lại có câu: “Có đức mặc sức mà ăn” cũng với ý nghĩa tương tự. Chữ Đức, hay nói đúng hơn, ăn ở có Đức là điều rất quan trọng. Cho nên trong Tử vi, mặc dù đặc biệt coi trọng “số phận” con người, nhưng vẫn có câu: “Đức năng thắng số’’, cũng là nhằm nhắc nhở người đời hãy biết lấy Đức làm trọng, vừa giúp ích cho xã hội, vừa tạo nên “số phận” tốt hơn cho chính mình.
Nói về chữ Đức, thiết nghĩ cũng nên nói về quan niệm của Đạo Phật về Đức. Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện… để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Hơn nữa, Đạo Phật còn có quan niệm về sự luân hồi, nghĩa là có sự nối tiếp nhân quả của Đức từ tiền kiếp trong quá khứ. Vì vậy mới có lời khuyên rằng: Ăn ở hiền lành để phúc cho con; hoặc có lời răn: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước… Mỗi khi ta đến chùa tụng kinh niệm Phật là đến với cõi tâm linh mà cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ, là điều ta hướng tới. Bởi Đức Phật Thích Ca có ba đức là Bi đức, Trí đức và Tịnh đức. Trong đó, Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn; Trí đức là trí tuệ cao khó có gì sánh bằng; Tịnh đức là dù ở trước mặt hay sau lưng thì tâm Phật đều vậy, không đổi thay. Như thế, tình thương, trí tuệ và sự chân thật ở con người là cốt lõi của Đức.
Trong Phật giáo, những người xuất gia thọ giới tỳ kheo 10 năm, 20 năm trở lên có đạo hạnh gọi là Đại đức (có thể hiểu là người có thời gian ít nhất 10 năm liền tu hành, khổ luyện); nếu có 25 năm xuất gia thọ giới, công phu tu hành, 45 năm tuổi đời thì gọi là Thượng tọa. Hòa thượng là các vị có 45 năm tu hành khổ luyện, 65 năm tuổi đời – Theo quan niệm ấy, Hòa thượng là những vị mà phúc đức thật vô cùng…
Mặt khác, ngay bản thân những người “trong đạo Phật” cũng được Đức Phật rèn luyện từ những hành động bình thường nhất. Ta vẫn thường thấy các nhà sư đi khất thực ôm bình bát xin ăn, đó không phải là vì nhà sư thiếu đói, mà chính là để giúp cho tất cả mọi người có dịp thể hiện một phần trong cái đức của mình, gieo duyên bố thí cúng dường. Đồng thời cũng qua đó Đức Phật muốn những người tu hành thực hiện hạnh tu, bỏ đi tính tự cao tự đại, có như vậy mới thành chính quả được. Và, đó cũng là một hình thức tiếp độ cho chúng sinh. Âu cũng là vì Đức cả.
Khổng Tử : một Nhà tư tưởng, Nhà triết học xã hội nổi tiếng ở nước Trung Hoa xưa, cũng đặc biệt đề cao cái Đức ở con người. Trong đó, ông đề cao đức “hiếu”, bởi ông cho rằng làm người trước tiên phải có lòng kính yêu cha mẹ và người thân trong gia đình mình thì rồi mới biết yêu thương người ngoài, yêu thương đồng loại, mới làm nhiều việc tốt được. Và, làm người theo Khổng Tử trước hết phải biết tu dưỡng “đức” rồi mới học “văn”. Hiếu đức ở đây không phải chỉ là nuôi dưỡng cha mẹ một cách đơn thuần mà là chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ với sự thành kính, sự yêu thương thật sự.
Như vậy, chữ Đức xem ra cũng thật sâu xa và cũng thật mênh mông, rộng lớn; bao hàm rất nhiều điều mà con người nên có, cần có. Và, Đức không đơn thuần chỉ là một cách sống, hay một điều có để cho…đẹp; mà Đức làm nên sức mạnh thực sự đối với người có Đức.
như chủ tịch HỒ CHÍ MINH từng nói có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Vô dụng đối với người không có đức là không mang lại lợi ích căn bản nào cho xã hội, thậm chí còn làm hại nhân dân, làm hại đất nước. Chữ “Đức” ở đây càng quan trọng biết nhường nào! Nhưng “Đức” không phải như một cái gì biệt lập mà là trong sự thống nhất chặt chẽ không tách rời với tri thức, tài năng. Cho nên ta vẫn thường nói Tài – Đức là vậy. Nghĩa là “văn và chất đều nhau mới là người quân tử” – Khổng Tử quan niệm như thế và ông cũng là người đã đề xuất đường lối “Đức trị” – đường lối trị nước bằng đạo đức. Ông là người nói rất nhiều đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận của người lãnh đạo phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hoá dân. Giữa đạo đức và chính trị không tách rời nhau mà luôn có sự hòa quyện, đan xen vào nhau trong quá trình thực thi trách nhiệm của người lãnh đạo
Quyền hành chỉ được giao cho người có đức thì mới làm nên những thành quả tốt đẹp cho quê hương đất nước. Ngược lại, quyền hành ở trong tay người thiếu đức thì đương nhiên sẽ làm suy giảm đạo đức xã hội, làm cho cái xấu hoành hành, điều tốt bị mai một. Ở một khía cạnh khác, ai cũng có thể mắc sai lầm, khuyết điểm. Nhưng cách hành xử lại khác nhau giữa người có đức và người thiếu đức: Với người có đức, họ tự nguyện tự giác kiểm điểm sâu sắc bản thân và biết từ nhiệm để người khác có tài năng bản lĩnh hơn thay thế – Điều đó có lợi cho dân cho nước và tốt cho chính người đó. Còn với người thiếu đức thì lại khác, vẫn cố giữ cho mình quyền chức bất chấp những điều mình có thể làm hại cho dân cho nước.
Xã hội ngày nay, do nhiều nguyên nhân và từ mặt trái của cơ chế thị trường tác động, đã và đang làm xói mòn đạo đức, làm suy giảm những giá trị nhân bản truyền thống tốt đẹp của con người. Thực tế đó đang kéo theo những hệ lụy và hậu quả khôn lường, cả nhãn tiền và lâu dài, thật đáng lo ngại vô cùng. Trong hoàn cảnh đó, lòng tốt của con người, đạo đức của mỗi người càng cần thiết và đáng quý biết bao ! Quan niệm của người xưa: Đức là gốc của con người và thiện đức phải biểu hiện ở hành động, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và rất cần được làm nổi bật, được tuyên truyền, giáo dục rộng rãi thông qua những việc làm, những biện pháp cụ thể vừa trước mắt vừa mang tính lâu dài.
Như vậy, chữ Đức xem ra cũng thật sâu xa và cũng thật mênh mông, rộng lớn; bao hàm rất nhiều điều mà con người nên có, cần có. Và, Đức không đơn thuần chỉ là một cách sống, hay một điều có để cho…đẹp; mà Đức làm nên sức mạnh thực sự đối với người có Đức.
Cách treo tranh chữ Đức hợp phong thủy
Cách treo tranh chữ Đức đẹp nhất không cố định theo cách nào cả. Mỗi chúng ta cần mở rộng trí tưởng tượng của mình, đừng để bị đóng khung trong những phong cách nhất định đã có. Bên cạnh đó cần lưu ý:
- Khi treo tranh chữ Đức bằng gỗ cần treo những vị trí phù hợp trong nhà, sang trọng và ở độ cao phù hợp. Không nên treo quá cao mà mọi người trong nhà khó có thể ngắm được tranh, ngược lại, nếu như treo quá thấp các nội thất trong nhà sẽ che mất sự sang trọng của bức tranh.
- Lựa chọn vị trí treo tranh phải phù hợp với nội thất trong phòng: Sự hài hòa giữa nội dung bức tranh với nội thất trong nhà khá quan trọng. Giả sử, một bức tranh hiện đại được treo trong một căn phòng theo phong cách hiện đại và ngược lại.
- Không nên treo tranh chữ đức để lấp đầy khoảng trống: Treo tranh để tạo nên sự đặc biệt cho ngôi nhà, nó có ý nghĩa giáo dục. Do đó, cần phải chọn chỗ treo tranh phù hợp chứ không chọn một vị trí đang thấy trống, treo tranh vào để lấp đầy khoảng trống đó. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là: Những khoảng trống như thế nào được coi là hợp lý? Ở đây chính là các khoảng tường trống xung quanh làm cho bức tranh nổi bật và thu hút hơn.
- Trên đây là những thông tin mà NỘI THẤT ĐOÀN THẮNG tổng hợp để đáp ứng nhu cầu thông tin cho quý khách, hy vọng những thông tin này của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn trong việc chọn tranh cho gia đìnhQuý vị và các bạn chỉ nên coi đó là các thông tin mang tính tham khảo.và quý độc giả tự chọn cho mình một bức tranh treo tường bằng gỗ phù hợp với phong thủy của mình nhé.Để đặt mua Tranh chữ Đức bằng gỗ chính hãng giá rẻ, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua.
- Hotline NỘI THẤT ĐOÀN THẮNG để được tư vấn miễn phí về sản phẩm và nhận được ưu đãi lớn nhất của NỘI THẤT ĐOÀN THẮNGWebsite: https://noithatdoanthang.com
Email: doanthang36@gmail.com.
Hotline: 0982252684 hoặc0372811188.